Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng, các vụ cháy liên tục xảy ra gây nên tình trạng nhiễm độc thủy ngân trên diện rộng. Việc tìm hiểu thủy ngân là gì cũng như tác hại do nhiễm độc thủy ngân là điều vô cùng cần thiết. Ngay sau đây, hãy cùng với giamayhutbui.com tìm hiểu thêm về loại chất hoá học này nhé!
Thủy ngân là gì?
Thủy ngân kí hiệu hoá học Hg là một kim loại có dạng lỏng khi để trong nhiệt độ phòng. Bên ngoài, nó trông giống như 1 hạt cườm hoặc giọt nước có màu trắng bạc. Thủy ngân lỏng đôi khi còn được gọi là thủy ngân kim loại hoặc là thủy ngân nguyên tố. Thủy ngân lỏng rất dễ dàng bốc hơi vào trong không khí, ngay cả ở nhiệt độ phòng, để có thể tạo thành hơi (khí) thủy ngân.

Hiện nay, thủy ngân được sử dụng rộng rãi trong các nhiệt kế áp kế và các thiết bị dùng trong khoa học khác. Thủy ngân thu được chủ yếu là bằng phương pháp khử khoáng chất chu sa.
Thuỷ ngân có tính chất vật lí như thế nào?
– Thuỷ ngân là một kim loại có màu trắng, dạng lỏng ở nhiệt độ thường, ở trạng thái rắn dẻo.
– Thủy ngân có tính dẫn nhiệt kém nhưng lại có tính dẫn điện tốt. Kim loại này có hệ số nở nhiệt chính là hằng số khi ở trạng thái lỏng, Thủy ngân rất độc hại, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc thông qua đường hô hấp.
– Thủy ngân là kim loại nặng và có khối lượng riêng chính xác là 13,546 g/cm3, có nhiệt độ nóng chảy là -38,8620 độ C và sôi ở nhiệt độ 35,66.
Thuỷ ngân có nguồn gốc từ đâu?
Thủy ngân được tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên, chủ yếu là bên trong lớp vỏ của Trái Đất. Thủy ngân sẽ được giải phóng ra môi trường từ hoạt động của các ngọn núi lửa, phong hóa đá và tác động từ chính con người.
Trong đó, các hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân chính khiến cho thủy ngân bị thải ra ngoài môi trường, đặc biệt là ở các nhà máy nhiệt điện, lò than, đốt than dân dụng của người dân để sưởi ấm và nấu ăn, các trung tâm công nghiệp, lò đốt chất thải, hậu quả do việc khai thác thủy ngân quá mức, vàng và một số kim loại khác.
Trong môi trường tự nhiên, thủy ngân có thể sẽ bị vi khuẩn tác động và chuyển thành dạng methylmercury. Ở dạng methylmercury thủy ngân có thể gây ra hiện tượng tích lũy sinh học trong cơ thể của cá và các loại động vật giáp xác (tích lũy sinh học sẽ xảy ra khi sinh vật sống có chứa một chất với nồng độ cao hơn so với điều kiện môi trường xung quanh). Methylmercury cũng gây ra hiện tượng tích lũy chất độc trong chuỗi thức ăn. Ví dụ, cá săn mồi lớn thường sẽ có hàm lượng thủy ngân cao do chúng ăn phải nhiều loại cá nhỏ hơn đã nhiễm phải độc thủy ngân thông qua việc ăn các sinh vật phù du nhỏ hơn nữa.
Vậy chất thủy ngân có độc không?
Tất cả chúng ta đều có nguy cơ cao tiếp xúc với thủy ngân. Hầu hết mọi người đều đã từng tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ thấp nhưng không đáng kể, độc tính nếu xuất hiện thì thường là do người đó đã tiếp xúc trong thời gian dài và liên tục.

Tuy nhiên, một số người do tính chất công việc phải tiếp xúc với thủy ngân ở nồng độ rất cao hay còn gọi là phơi nhiễm thủy ngân cấp tính (thường xảy ra chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, dưới một ngày). Ví dụ về hiện tượng phơi nhiễm cấp tính với thủy ngân là khi xảy ra tai nạn nghề nghiệp, vỡ bóng đèn điện, cháy kho xưởng sản xuất.
Các yếu tố để có thể xác định việc bạn có tiếp xúc với thủy ngân có độc hay không, bao gồm:
- Loại thủy ngân bị nhiễm.
- Liều lượng và nồng độ mà con người tiếp xúc phải.
- Độ tuổi hoặc cũng có thể là giai đoạn phát triển của nạn nhân (thai nhi thường sẽ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất).
- Thời gian tiếp xúc với thuỷ ngân.
- Con đường tiếp xúc (như hít thở, uống hoặc tiếp xúc trực tiếp trên da).
Nói chung, thủy ngân có độc hay không còn tùy thuộc vào những yếu tố nguy cơ kể trên. Nhưng theo các chuyên gia thuỷ ngân vẫn là 1 loại hóa chất nguy hiểm. Có 2 nhóm đối tượng cực kỳ nhạy cảm với tác động của thủy ngân chính là thai nhi và những người phơi nhiễm mãn tính.
Thai nhi thường là đối tượng đầu tiên dễ bị ảnh hưởng nhất bởi độc thuỷ ngân. Phơi nhiễm cấp tính methylmercury ngay trong thai kỳ có thể là hậu quả do việc thai phụ đã ăn cá và động vật giáp xác. Nhiễm độc thủy ngân cấp tính sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến não bộ cũng như hệ thần kinh đang phát triển của em bé. Ảnh hưởng sức khỏe chủ yếu của methylmercury đối với thai nhi đang trong thời kỳ phát triển là làm suy giảm sự phát triển hệ thần kinh. Cụ thể là ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới khả năng nhận thức, tư duy, trí nhớ, sự chú ý, khả năng ngôn ngữ và các kỹ năng liên quan đến không gian cùng thị giác của trẻ.
Nhóm nạn nhân thứ hai sẽ là những người thường xuyên phải tiếp xúc (phơi nhiễm mãn tính) với thủy ngân trong 1 thời gian dài. Đó là những người sinh sống dựa vào nghề đánh cá, những công nhân đang làm trong nhà máy hoặc các hộ dân cư ở xung quanh khu công nghiệp và gần khu vực xả thải.
Thủy ngân có tác hại gì đối với sức khỏe con người?
Phơi nhiễm với mức độ thủy ngân cao có thể khiến cho con người tăng nguy cơ mắc các biến chứng lâu dài bao gồm:
- Tổn thương hệ thần kinh: Nồng độ thủy ngân quá cao trong máu có thể khiến cho nạn nhân bị tổn thương thần kinh về lâu về dài. Những ảnh hưởng này sẽ rõ rệt hơn ở những trẻ em đang phát triển.

- Làm rối loạn trí thông minh, phản xạ chậm hơn, tê liệt các kỹ năng vận động, gặp các vấn đề nghiêm trọng với bộ nhớ và sự tập trung.
- Mắc chứng rối loạn khả năng sinh sản: Ngộ độc thủy ngân có thể làm giảm đi số lượng tinh trùng hoặc làm giảm khả năng sinh sản. Nó cũng gây ra những vấn đề khác cho thai nhi như dị dạng, tăng nguy cơ bị sảy thai ở người mẹ, giảm kích thước của trẻ khi mới sinh.
- Gây hại cho tim mạch: Thủy ngân sẽ thúc đẩy sự tích tụ các gốc tự do bên trong cơ thể, dẫn đến tổn thương các tế bào. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải những vấn đề liên quan đến tim mạch như đau tim và các bệnh mạch vành.
Thủy ngân có tác hại gì đối với môi trường sống?
Chất thủy ngân thải ra ngoài sẽ làm ô nhiễm môi trường toàn cầu, ảnh hưởng tới chất lượng của nguồn nước và các động vật sinh sống trong đó. Thủy ngân tồn tại trong nước và trong đất ẩm ướt có thể chuyển dạng thành thủy ngân hữu cơ vô cùng độc hại. Thậm chí chỉ một liều nhỏ thôi cũng đủ để làm tổn hại não và toàn bộ hệ thần kinh. Thủy ngân hữu cơ cũng có thể tích lũy bên trong cơ thể các động vật bị phơi nhiễm.
Ngoài ra, việc sản xuất ra xi măng, chế tạo biến thế điện, làm bóng đèn, đồ thuộc da… cũng phát triển rất mạnh mẽ tại hầu hết các khu vực và đây cũng là những ngành phải sử dụng thủy ngân rất nhiều trong sản xuất, vì thế đã góp phần không nhỏ làm gia tăng lượng chất vô cùng độc hại này lơ lửng trong không khí, tác động xấu tới môi trường, gây cho con người những bệnh nan y thông thường và cả không thông thường.
Giải đáp một số câu hỏi khác liên quan đến thủy ngân
Nếu nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì phải làm sao?
Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc, nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ và làm phát tán thuỷ ngân thì có thể dùng bột lưu huỳnh để khử độc. Ngoài ra, để tránh ngộ độc khi thủy ngân bốc hơi đến mức tối đa, điều quan trọng nhất là phải nhanh chóng người bị phơi nhiễm đến khu vực an toàn. Sau đó thay quần áo cũ ra, đeo găng tay cao su, khẩu trang y tế và bắt đầu tiến hành thu dọn thủy ngân.
Thế nào là thủy ngân đỏ?
Thủy ngân đã quá phổ biến trong đời sống và được nhiều người biết đến nhưng thủy ngân đỏ là gì thì là câu hỏi lớn đối với đại đa số người hiện nay. Trong một vài tài liệu cho biết thì thủy ngân đỏ chính là một loại hợp chất được chiết xuất từ thủy ngân, được sử dụng trong việc làm mồi dẫn chế tạo các loại bom nhiệt hạch.
Trong quá trình kích nổ, thủy ngân đỏ sẽ nóng lên và làm cho áp suất và nhiệt độ tăng cao đến mức đủ để kích hoạt hydro nặng và tạo nên một vụ nổ nhiệt hạch. Bởi vì, để vũ khí nhiệt hạch có thể hoạt động sẽ cần phải có một vụ nổ hạt nhân nhỏ hơn kích hoạt trước mới tạo nên những phản ứng phân rã hạt nhân, tạo nên 1 vụ nổ liên hoàn.

Nhà khoa học Samuel Cohen đã từng nói rằng thủy ngân đỏ hoàn toàn có thể thay thế cho 1 quả bom hạt nhân nhỏ để làm mồi dẫn cho các vũ khí nhiệt hạch khác.
Thủy ngân màu gì?
Đặc tính của thủy ngân chính là một kim loại nặng, có màu ánh bạc, nóng chảy ở nhiệt độ khoảng 38,9 độ C và sôi ở 35,7 độ C. Nó là thứ kim loại duy nhất tồn tại được dưới dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Giọt thủy ngân có khả năng di động và kết hợp với các kim loại khác.
Thủy ngân hóa trị mấy?
Dựa theo bảng tuần hoàn hoá học thì thủy ngân có hai hóa trị là I và II.
Thuỷ ngân bay hơi trong bao lâu?
Nếu một nhiệt kế không may bị vỡ thì tốc độ bay hơi của các hạt thủy ngân nhỏ này cũng phải ít nhất là 3 năm trong điều kiện sàn nhà ấm và không khí hiếm. Còn nếu ngược lại thì thời gian này sẽ có thể tăng lên vì không khí liên tục được thông thoáng.
Thuỷ ngân ở đâu trong nhiệt kế?
Nhiệt kế thủy ngân sẽ bao gồm một bình nhỏ hình cầu có chứa thủy ngân bên trong và được gắn vào một chiếc ống thủy tinh có đường kính hẹp. Lượng thủy ngân bên trong ống ít hơn rất nhiều so với khối lượng có trong bình nhỏ hình cầu. Thể tích thủy ngân sẽ thay đổi theo nhiệt độ và đẩy thủy ngân bên trong cột dọc theo ống thủy tinh rỗng phía trên.
Cụ thể, thuỷ ngân sẽ được đựng trong phần cảm nhận nhiệt độ. Đây là bầu đựng thủy ngân, có tác dụng chính là nhận nhiệt từ môi trường cần đo và vận hành chúng theo nguyên lý giãn nở vật chất của thủy ngân để có thể đo nhiệt độ môi trường.
Thuỷ ngân độc hại tới mức nào?
Ngoài những tác hại kể trên, thuỷ ngân còn có thể gây hại cho hệ thần kinh con người, hệ tiêu hóa và miễn dịch, độc phổi và thận, nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao nếu không chữa trị kịp thời. Ngoài ra dạng muối vô cơ của thủy ngân gây ăn mòn da, mắt, đường tiêu hóa và cả thận.
Bị nhiễm độc thuỷ ngân phải xử trí ra sao?
Trước khi đưa bệnh nhân tới bệnh viện thì chúng ta cần sơ cứu với những bước cơ bản như sau:
- Với tình trạng người bệnh đã hít phải hơi thủy ngân thì nên nhanh chóng đưa họ ra khỏi khu vực có thủy ngân bị phát tán. Nếu là phòng nhỏ thì cần đóng kín các cửa phòng để tránh thủy ngân bay ra ngoài môi trường.
- Nếu trẻ em vô tình nuốt phải thủy ngân lỏng thì trong lúc chờ đợi đến cơ sở y tế gần nhất hãy bắt trẻ uống thật nhiều nước lọc.
- Với tình trạng thủy ngân tiếp xúc vào da thì cần ngay lập tức thải loại chất độc này ở ngoài da bằng cách:
- Vệ sinh và rửa sạch tay thật sạch sẽ bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý.

- Nên thay toàn bộ quần áo trên người để đề phòng trường hợp thủy ngân có thể dính vào người.
- Để làm sạch quần áo đã bị dính thủy ngân thì nên ngâm chúng vào nước lạnh và nước xà phòng ở nhiệt độ khoảng từ 70 đến 80 độ C, ngâm thêm 20 phút ở nhiệt độ cao trong nước đã pha chất tẩy rồi mới xả sạch lại bằng nước.
- Vứt bỏ tất cả những dụng cụ thu dọn vừa sử dụng như là chổi, sọt đựng rác hay găng tay vào 1 túi ni lông buộc kín, có ghi chú bên ngoài để tránh trường hợp gây nguy hại cho người khác.
Hy vọng những thông tin của giamayhutbui.com đã giúp bạn đọc nắm được những thông tin quan trọng xoay quanh thuỷ ngân. Từ đó rút ra được bài học cho mình trong việc ứng dụng thuỷ ngân vào cuộc sống.