Nắm được định nghĩa câu rút gọn không chỉ giúp bạn làm bài và viết văn trôi chảy hơn mà còn phục vụ hữu ích trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng với giamayhutbui.com tìm hiểu câu rút gọn là gì, tác dụng của câu rút gọn,… cùng nhiều kiến thức bổ ích khác nữa nhé!
Câu rút gọn là gì?
Theo định nghĩa câu rút gọn lớp 7 thì câu rút gọn có thể hiểu đơn giản là những câu mà trong xuyên suốt quá trình nói hoặc viết bạn có thể lược bỏ đi một số thành phần của câu để câu trở nên ngắn gọn, súc tích hơn.

Tùy thuộc vào hoàn cảnh, mục đích nói hay cách viết mà chúng ta có thể lược bỏ những thành phần sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi rút gọn thì vẫn cần phải đảm bảo đúng nội dung cần truyền đạt đến người nghe và câu văn không trở nên quá cộc lốc, thiếu tính lịch sự.
Ví dụ 1:
+ Câu đầy đủ sẽ là: Hôm nay bạn có muốn đi ăn tối với mình không? – Tiếc quá, mình không đi được rồi.
+ Câu rút gọn sẽ là: Nay đi ăn với mình không? – Không đi được đâu.
Ví dụ 2:
+ Câu đầy đủ sẽ là: Bao giờ thì bọn mình mới được nghỉ hè nhỉ? – Tuần sau là được nghỉ rồi đó.
+ Câu rút gọn sẽ là: Bao giờ được nghỉ hè thế? – Tuần sau.
Phân loại các kiểu câu rút gọn thông dụng nhất
Trong xuyên suốt chương trình văn học cấp 2, chúng ta đã được làm quen với 3 kiểu câu rút gọn là: Rút gọn thành phần chủ ngữ, rút gọn vị ngữ và rút gọn cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Để có thể hiểu kỹ hơn và ôn lại kiến thức, các bạn hãy tham khảo những ví dụ cụ thể ngay dưới đây của chúng tôi nhé:
Câu rút gọn thành phần chủ ngữ
Đúng như tên gọi của nó, chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là những câu đã được thu gọn bộ phận chủ ngữ khi sử dụng. Ví dụ:
Tuấn: “Bao giờ thì chúng mình đi đá bóng thế An ơi?”
An: “Ngày mai thì đi nhé”.
Đây là dạng câu đã rút gọn chủ ngữ (chữ ngữ là An và Tuấn) và chỉ còn lại thành phần trạng ngữ và vị ngữ. Câu đầy đủ phải là: “Ngày mai chúng mình đi nhé!”.
Câu rút gọn thành phần vị ngữ
Là câu đã được rút ngắn bớt thành phần vị ngữ khi giao tiếp hoặc viết văn bản. Ví dụ:
Linh: “Thy ơi, có những ai tham gia cuộc thi đấu Liên minh Huyền Thoại sắp tới vậy?”
Thy: “Độ và Hiếu”. (Chỉ còn giữ lại thành phần chủ ngữ). Và câu đầy đủ của nó sẽ là: “ Có Độ và Hiếu sẽ tham gia cuộc thi đấu Liên minh Huyền thoại sắp tới nhé!”

Câu được rút gọn cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ
Đây là những câu đã được rút gọn cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ:
Thuý: “Bình thường mấy giờ cậu đến trường vậy?”.
Trà: “7 giờ sáng” (Chỉ còn giữ lại phần trạng ngữ).
Câu đầy đủ sẽ là: “7 giờ sáng tớ sẽ đi tới trường.”
Câu rút gọn có tác dụng như thế nào?
- Giúp câu văn của chúng ta trở nên ngắn gọn và xúc tích hơn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin mà bạn muốn truyền đạt đến cho người đọc, người nghe.
- Tránh trường hợp bị lặp từ quá nhiều khiến cho câu văn trở nên lủng củng, mất đi độ hay cũng như độ trôi chảy.
- Lược bỏ bớt những chủ ngữ không cần thiết giúp cho câu bao hàm được ý một cách tổng quan hơn, trực diện hơn.
- Người nghe, người đọc có thể tiếp nhận được thông tin nhanh và chính xác.
- Ngụ ý về hành động, suy nghĩ trong câu là để dùng chung cho tất cả mọi người nên bất cứ ai cũng đều có thể hiểu rõ.
- Rút gọn câu còn giúp cho người nói có thể nhấn mạnh vào các ý quan trọng; khiến cho người nghe có thể tập trung vào nội dung chính nhiều hơn mà không mất tập trung vào các ý không liên quan.
Tuy nhiên câu rút gọn cũng cần được sử dụng sao cho đúng hoàn cảnh. Chúng ta không nên sử dụng tùy tiện bởi nó có thể khiến người đọc hay người nghe hiểu sai ý hoặc gây ra cảm giác rất khiếm nhã, bất lịch sự. Từ đó để lại những ấn tượng xấu với người nghe, nhất là khi bạn nói chuyện với người lớn tuổi hơn, nên hạn chế tối đa việc dùng câu rút gọn.
Cách để xác định câu rút gọn và câu đặc biệt là gì?
Trong câu đặc biệt thì phần cấu tạo của câu sẽ không có chủ ngữ hay vị ngữ. Vì thế mà không thể khôi phục cấu tạo chủ vị của chúng được. Trong khi đó, câu rút gọn thì cả hai thành phần chủ vị đều có thể lược bỏ đi. Điều này giúp cho câu trở nên ngắn gọn và súc tích hơn.
Bài tập câu rút gọn và lời giải
Bài 1: Đặt câu rút gọn.
- Ai sẽ đi thi học sinh giỏi cấp trường vậy? – Tuấn.
- Hôm nay Ngọc không đi học à? – Ừ.
- Bao giờ thì cậu đi du học? – Năm sau.
Bài 2: Trong các câu sau thì câu nào là câu rút gọn?
- Người ta là hoa là đất.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Nuôi lợn thì ăn cơm nằm, nuôi tằm thì ăn cơm đứng.
- Tấc đất, tấc vàng.
Các câu (2) và (3) là những câu rút gọn và thành phần bị lược đi là thành phần chủ ngữ. Hai câu này, một câu để nêu các nguyên tắc ứng xử, một câu là nêu lên những kinh nghiệm sản xuất chung cho tất cả mọi người nên có thể rút gọn phần chủ ngữ làm cho câu được gọn hơn.

Tìm hiểu câu rút gọn Tiếng Anh
Trong tiếng Anh có loại câu rút gọn mệnh đề quan hệ và chúng có những dạng như sau:
Sử dụng cụm V-ing
Thường dùng cho các mệnh đề chủ động, chúng ta sẽ bỏ who, which, that và “be” (nếu có) rồi lấy động từ thêm đuôi ing.
Ví dụ: The woman who is standing there is my sister -> The woman standing there is my sister.
Sử dụng cụm past participle
Được dùng cho các mệnh đề bị động và bỏ who, which, that và be.
Ví dụ: I like books which were written by my mother -> I like books written by my mother.
Sử dụng cụm từ to + động từ nguyên mẫu
Thường dùng khi danh từ đứng trước có các chữ bổ nghĩa như sau: only, last hay số thứ tự như first, second. Bỏ các từ who, which, that, chủ từ (nếu có) và động từ khuyết thiếu như can, will… Lưu ý: Nhớ thêm “to” phía trước động từ.
Ví dụ: This is the only man who can do the problem -> This is the only man to do the problem.
- Nếu động từ là have/had
Ví dụ: Trang have much homework that her must do -> Trang have much homework to do.
- Nếu đầu câu có here (be), there (be)
Ví dụ: There are seven letters which have to be written today -> There are seven letters to be written today.
Một số động từ khác như là need, want… nói chung ta sẽ dịch với nghĩa là “để” giúp nghe xuôi tai hơn.
Lưu ý: Trong phần to + động từ nguyên mẫu này các bạn cần nhớ 2 điều sau:
– Nếu chủ từ của 2 mệnh đề khác nhau thì cần thêm cụm for sb ngay trước “to_inf”.
Ví dụ: We have some comics books that children can read -> We have some comic books for children to read.
– Tuy nhiên nếu chủ từ đó là một đại từ có nghĩa chung chung như là we, you, everyone… thì có thể không cần ghi ra cũng được.
Ví dụ: Traveling is the wonderful thing that we must think about -> Traveling is the wonderful thing (for us ) to think about.
– Nếu phía trước mệnh đề quan hệ có xuất hiện giới từ thì phải đem xuống cuối câu (đây là lỗi rất dễ sai).
Ví dụ: I have a peg on which I can hang our coat -> I have a peg to hang our coat on.
Sử dụng cụm danh từ (đồng cách danh từ)
Sử dụng khi mệnh đề câu có dạng: S + be + danh từ/ cụm danh từ/ cụm giới từ. Chỉ cần bỏ who, which và be.
Ví dụ: Basketball, which is a popular sport, is very good for health -> Basketball, a popular sport, is very good for health.
Do you like the phone which is on the table? -> Do you like the phone on the table?

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về câu rút gọn cũng như cách để vận dụng nó trong giao tiếp hàng ngày được linh hoạt hơn.